Hiện
nay, trào lưu mới đang kéo
con người quay trở về với tự nhiên, phòng chữa bệnh bằng cây cỏ, và bạn không
thể bỏ qua loại rau ngải cứu.Vậy bạn thật sự
biết về loại rau này như thế nào và còn những công dụng gì nữa?
Ngải
cứu là loại rau ăn
được, Thân cây có nhiều rãnh dọc nhỏ, không có cuống, lá thường mọc so le nhau,
mặt trên lá có màu xanh sẫm, mặt dưới màu trắng ngà, có nhiều lông tơ nhỏ.
Ngải
cứu là loại rau dại
rất dễ sống, cây trồng vừa làm rau ăn, có thể dùng tươi, phơi hay sấy khô làm thuốc.
Ngải cứu không chỉ là
một loại rau mà còn là một dược liệu quan trọng, có tác dụng rộng rãi trong đời
sống. Trong châm cứu nó được sử
dụng làm ngải cứu làm điếu ngải dùng cho máy cứu ngải . Trong trị
liệu massage được sử dụng ngải cứu làm tinh dầu ngải, giúp giảm đau mỏi chân
tay, nhức mỏi khớp, tăng cường lưu thông khí huyết...Trong làm đẹp được sử dụng
lá ngải cứu tươi đắp mặt sẽ giúp trị mụn nhọt, mẩn ngứa. Trong Đông y được sử
dụng ngải cứu để làm tinh dầu ngải, sắc hay kết hợp với các vị thuốc Đông y
khác để làm thành các bài thuốc cực kỳ hiệu quả trong chữa bệnh thường gặp như
điều hòa kinh nguyệt, trị ho hoặc cảm cúm do lạnh, điều trị chứng chán ăn, suy
nhược cơ thể…..
Và
tốt nhất là dùng trong thực phẩm được sử dụng ngải cứu làm món ăn chữa bệnh,
giúp giảm đau bụng, tăng cường tuần hoàn máu lên não, giảm đau do thấp khớp, hỗ
trợ an thai... Ngoài ra, nước ngải cứu còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt cho
phụ nữ, trị ho, cảm cúm, đau họng, đau đầu... chẳng hạn như món ăn lá ngải
cứu xắt nhỏ chiên với trứng giúp giúp lưu thông máu lên não. Giã lấy nước pha
với mật ong uống 1-2 lần/tuần chữa đau thần kinh tọa, nhức buốt khớp xương, đau
đầu hoa mắt. Rất nhiều các món ăn rau ngải cứu được chế biến với nhiều món khác
nhau. Và dưới đây là món canh ngải cứu hầm thịt nạc heo thơm ngon bổ dưỡng, nên
ăn 1 tuần 2 lần để nhận được những lợi ích sức khoẻ tuyệt vời.

Nguyên liệu chuẩn bị nấu món này rất đơn giản chúng ta chỉ cần như sau
Rau
ngải cứu: 1 bó
Nạc
heo: 300gr
Vài
tép tỏi băm nhuyễn
Gia
vị: dầu ăn, bột nêm, muối, bột ngọt
1.
Thịt heo: khi lựa mua chọn nên chọn những miếng thịt màu hồng nhạt hay đỏ nhạt, phần mỡ sẽ
có màu trắng trong hơi ngà ngà, không có mùi tanh hôi, ôi thiu. Dùng tay ấn thử
vào miếng thịt thấy thịt đàn hồi tốt, sau khi rút tay về thịt trở lại hình dáng
ban đầu, trên mặt thịt không tồn tại vết lõm là thịt tươi ngon.
2. Lá ngải cứu khi mua Lá ngải cứu tươi không bị ẩm
mốc, và có mùi hôi.
Ta sơ chế thịt nạc heo và rau ngải cứu
Trước
tiên, rửa sạch thịt heo, đem ngâm trong nước muối loãng khoảng 1 phút. Rồi ta
lấy dao sắt thịt nạc heo theo từng lát, kế tiếp lấy khoảng 100gr thịt nạc cho
lên thớt băm cho thịt nhuyễn xong cho vào chén.
Rau
ngải cứu đem nhặt thành từng đọt và rửa sạch với nước muối pha loãng rồi đem
cho vào rổ để ráo nước. Có thể vò nát rau ngải cứu để lấy phần xác, nếu bạn có
thể ăn đắng được thì không cần phải thực hiện bước này.
Giờ
là bước ta nấu món canh ngải cứu hầm thịt nạc heo

Lấy
một cái nồi bắt lên bếp. Mở lửa cho nóng cho 1 muỗng canh dầu ăn vào, cho tỏi
băm nhuyễn vào phi cho thơm. Tiếp đến cho phàn thịt băm nhuyễn vào xào khoảng 2
phút. Lấy phần thịt còn lại cho vào xào chung khoảng 1 phút rồi đổ lượng nước
vừa phải vào đun cho sôi cho các lát thịt heo chín. Sau đó, cho phần rau
ngải cứu trong rổ vào và tiếp tục hầm cho các lát thịt mềm ngấm được mùi vị của
rau ngải cứu.
Thưởng thức món canh bổ dưỡng
Cuối
cùng, nêm một lượng muối và gia vị vừa ăn, đảo đều rồi tắt bếp, sau đó cho ra
bát thưởng thức. Thế là trong khoảng thời gian ngắn đã nấu xong món canh ngải
cứu hầm thịt nạc heo ngon và bổ, giúp thông huyết, thải các máu độc và giúp
quá trình tuần hoàn máu tốt hơn.
No comments:
Post a Comment